“Thuốc này (CRILA) mang lại hiệu quả đối với người Việt Nam, thì
nó cũng sẽ mang lại hiệu quả cho người Mỹ. Tuyến tiền liệt cũng chỉ là
tuyến tiền liệt”. Đây là lời phát biểu của TS – DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm
(Giám đốc Công ty TNHH Thiên Dược) trên tờ báo San jose Mercury News
(Mỹ) mới đây. Đây là lần đầu tiên tờ báo nổi tiếng về lĩnh vực y dược
của Mỹ đã trang trọng đăng trang nhất với nội dung viết về chất lượng
cây trinh nữ hoàng cung (TNHC) Việt Nam, tựa đề: Sự tương giao của y học
dân gian – Bí mật của các loại thảo dược.
Thảo dược Việt Nam … “quyến rũ” các nhà khoa học Mỹ
Theo bài báo này đề cập thì vài thập kỷ qua, các sản phẩm thuốc của Việt
Nam không thể tiếp cận với các nhà khoa học phương Tây vì nhiều lý do,
có thể do chiến tranh, có thể do chất lượng sản phẩm. Nhưng bây giờ Việt
Nam đã được xem như là một vùng đất màu mỡ để nghiên cứu cây trồng của
thời đại. Người Mỹ đang ngày càng mở rộng các loại thuốc không truyền
thống. Các nhà khoa học từ Mỹ đang hướng về quốc gia Đông Nam Á này.
Việt Nam được biết đến như một điểm nóng về sinh vật với khoảng 12.000
loài thực vật, số lượng các loài thực vật phân loại thành cây chữa bệnh
là 4.000 loài. “ Đó là một trong những khu vực đa dạng nhất trên thế
giới. Người ta tin rằng một loại cây là một phần của văn hóa dân gian
được sử dụng hàng ngàn năm thì phải có một thứ gì đó đặc biệt bên trong
nó. Nhiều loài cây ở Việt Nam đã được sử dụng để chữa một số bệnh. Tiềm
năng để phát triển các loại thuốc mới - đó là mối quan tâm của chúng
tôi”, Djaja Djendoel Soejarto, giáo sư của Trường Cao đẳng Dược ở Đại
học Illinois, Chicago nói. Ông đang ở Việt Nam để nghiên cứu các loại
cây trồng và cách sử dụng truyền thống để chữa bệnh.
Soejarto, đang làm việc với các nhà khoa học Việt Nam đã khám phá ra
những hợp chất hóa học mới cho khoa học mà ông hy vọng rằng có thể một
ngày nào đó dẫn đến những cách thức mới để điều trị các căn bệnh như sốt
rét và ung thư.
TS. Ikhlas Khan, trợ lý giám đốc Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu các
sản phẩm tự nhiên tại ĐH Mississippi cho rằng: “Có rất nhiều kiến thức
truyền thống vẫn còn được giữ gìn. Đây là thời điểm tốt để các nhà khoa
học Việt Nam chú ý đến quyền thừa kế của họ”. Gần đây ông bắt đầu hợp
tác với Viện Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Ông khẳng định, nghiên cứu
khoa học phương Tây cần được áp dụng các phương thuốc truyền thống để
đảm bảo chúng an toàn và được tiêu thụ trong một thời gian dài.
Crila … “lôi cuốn” các nhà đầu tư
TS. Michael Scott, một bác sĩ sản khoa ở Atlanta, gần đây đã đến thăm
các phòng thí nghiệm của TS. Trâm trong khi đang thực hiện sứ mệnh từ
thiện y tế và đã quyết định tiến hành các thử nghiệm lâm sàng vể thảo
dược để xem tính hiệu quả trong việc chữa trị u xơ tử cung, khối u không
phải ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ tuổi sinh đẻ. Ông ta tin rằng Crila
có thể là một phương pháp điều trị khác mà bác sĩ có thể cung cấp cho
bệnh nhân mà không có các tác dụng phụ tiêu cực phổ biến ở nhiều dược
phẩm đắt tiền.
Các nhà khoa học có một hồ sơ theo dõi Crila phát hiện cây TNHC là một
trong những loại cây có thể được sử dụng trong y học hiện đại. Vì các
nhà khoa học đã có một “bằng chứng”, hợp chất hóa học được phát hiện
trong những năm 1.800 trong vỏ của một loại cây Nam Mỹ mà thổ dân sử
dụng trong súng thổi để làm bất tỉnh động vật, cuối cùng đã được phát
triển thành thuốc gây mê để phẫu thuật ngày nay.
Tori Hudson, một giáo sư lâm sàng ở Trường Cao đẳng Quốc gia Y học Thiên
nhiên liệu pháp ở Portland, Ore đang tiến hành nghiên cứu tác dụng của
Crila trên các triệu chứng mãn kinh, phát biểu: “Khi hệ thống chăm sóc
sức khỏe tốt hơn, sẽ phát hiện nhiều bệnh hơn: bệnh béo phì, bệnh tiểu
đường... Và, con người đang quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, và đặc biệt
quan tâm đến các loại thuốc từ thiên nhiên”.
Theo bà Sue McKinney, giám đốc Công ty Crinum Health, một doanh nhân của
Medocino, người đang phân phối các thuốc viên thảo dược ở Mỹ, Crila đã
có mặt trên thị trường Việt Nam trong dạng thuốc viên kể từ năm 2005 và
được 300.000 người Việt Nam sử dụng. Nhưng đến cuối năm 2010, Crila mới
có mặt ở Mỹ. Bà Sue nói đã thảo luận với các nhà đầu tư khác gồm vài
người từ Thung lũng Silicon và họ sẽ bắt tay để đưa Crila đến với nhiều
người bệnh ở nước Mỹ.
Chất lượng sản phẩm tạo chỗ đứng vững bền
Tại sao Crila lại có thể làm nên một kỳ tích như vậy? “Quyến rũ” các nhà
khoa học, “Lôi cuốn” các nhà đầu tư của Mỹ, lại còn “chễm chệ” trên
trang nhất của một tờ báo nổi tiếng chính thống của Mỹ về lĩnh vực y
dược. Đơn giản đó là: chất lượng.
Những người sử dụng Crila tại Mỹ đã nói rằng họ đã giảm các triệu chứng
về tuyến tiền liệt, như là tiểu thường xuyên hoặc đau rát. Bớt các triệu
chứng mãn kinh như dễ nổi nóng, ra mồ hôi đêm, thay đổi tâm trạng.
Ông Ralph Neate, 68 tuổi sau khi uống Crila đã làm dịu bớt các triệu
chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Ông nói: “Nếu tôi uống một ít
nước trà, ngay khi uống xong tôi phải đi ngay vào nhà vệ sinh”. Ông cũng
gặp tình trạng khó ngủ suốt đêm vì phải thường xuyên vào nhà vệ sinh.
Bây giờ thì ông đã có thể ngủ ngon suốt đêm.
Theo TS. Trâm, sở dĩ bệnh nhân nước ngoài sử dụng Crila khỏi bệnh bởi
Crila không phải nghiên cứu chỉ dành riêng cho người bệnh Việt Nam mà
Crila là của tất cả mọi người. Cây cỏ do thiên nhiên ban tặng không kén
chọn người Việt Nam hay người nước ngoài. “Thuốc này mang lại hiệu
quả đối với người Việt Nam, thì nó cũng sẽ mang lại hiệu quả cho người
Mỹ. Tuyến tiền liệt cũng chỉ là tuyến tiền liệt”.
Nói về chất lượng Crila thì không thể không đề cập đến những cống hiến
của TS.Trâm và những đánh giá khoa học. Crila được “chăm chút” kỹ lưỡng
từ khi thai nghén đến lúc sinh ra và trưởng thành. Vào năm 1990, TS.
Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã tìm tòi và bắt tay nghiên cứu một loại thảo dược
hiếm từng được sử dụng để chữa bệnh cho các thành viên trong cung đình
Huế. Khi đặt chân đến Huế, bà đã được nghe một người phụ nữ cao tuổi kể
lại kinh nghiệm dân gian sử dụng cây tỏi lơi để chữa bệnh u xơ tuyến
tiền liệt. Sau đó bà có dịp nghe và tiếp xúc thêm với loại cây này nhưng
lại gọi là TNHC, cùng nhiều giai thoại về nó. Với những tài liệu còn
khá mơ hồ, chưa đủ để có thể khẳng định về công dụng của TNHC, song
những tìm hiểu ban đầu, đã tạo cho bà niềm tin mãnh liệt vào sự thành
công của loại cây này trong việc điều trị bệnh. Bà đã “lao” vào nghiên
cứu và Crila đã không phụ công sức của bà.
Crila không chỉ có tác dụng tích cực trong điều trị, giá thấp hơn so với
các loại thuốc tây cùng loại. Crila còn có khả năng cạnh tranh về chất
lượng, không có tác dụng phụ như hạ huyết áp, bốc hỏa, chủ động được về
nguồn nguyên liệu.
Crila đã được hội đồng khoa học cấp nhà nước thẩm định, đánh giá cao và
được xem như là một trong những thành tựu lớn của nền y học VN.
Viên nang Crila đã được thử nghiệm lâm sàng theo qui chế 371 của Bộ Y tế
tại các bệnh viện: Bệnh Viện y học cổ truyền TW, Bệnh Viện y học cổ
truyền TP.HCM, Viện lão khoa, Bệnh Viện phụ sản TW, Bệnh Viện phụ sản Từ
Dũ. Kết quả cho thấy khả năng điều trị u xơ tuyến tiền liệt của viên
nang Crila đạt 89,18% và u xơ tử cung đạt 79,5%.
Hiện nay, Crila được sản xuất tại nhà máy của Công ty TNHH Thiên Dược
đạt tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP tại Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương với số đăng ký: V1167-H12-10.
Năm 2010 Crila là một trong ba sản phẩm thuốc được công bố là sản phẩm
thuốc quốc gia theo đề xuất, tuyển chọn của Bộ Y tế. Ngày 15-6-2010,
viên nang Crila đã được đưa vào danh mục thuốc Bảo hiểm y tế.
Hiện nay, dù 62 tuổi nhưng TS. Trâm vẫn miệt mài với công việc nghiên
cứu và đã phát triển được gần 30 ha cây TNHC thuần chủng, được nuôi
trồng theo tiêu chí GACP – WHO ( Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái cây
thuốc) tại Long Thành – Đồng Nai, Phú Giáo – Bình Dương, giải quyết
việc làm cho gần 120 nhân công.
Từ những cống hiến, những hy sinh của mình, vừa qua TS. Nguyễn Thị Ngọc
Trâm đã vinh dự được nhận giải thưởng cấp nhà nước về lĩnh vực khoa học y
dược.
“Đứa con” đã đủ lông đủ cánh, được thị trường khó tính như Mỹ đón nhận,
đúng là một vinh dự không chỉ riêng của TS.Nguyễn Thị Ngọc Trâm, mà còn
là niềm tự hào của nền y học nước nhà. Qua những sự kiện quan trọng này
đã chứng minh giá trị đích thực của một sản phẩm chất lượng. Toát lên
tính tin cậy, bởi sản phẩm được “lớn” lên từ một sự “nuôi nấng, dạy dỗ”
bài bản, khoa học. Khác biệt với sự nhốn nháo của thị trường dược phẩm
hiện nay.
Điều này khẳng định một niềm tin: Sản phẩm chất lượng, làm lên từ bàn
tay khối óc, từ một trái tim đồng điệu sẽ có chỗ đứng vững bền.
ĐÔNG HƯỜNG