Những năm gần đây, sản phẩm từ thảo dược đã được sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới. Vì vậy chuẩn hóa dược liệu đang là xu hướng đúng đắn của nhiều doanh nghiệp, đảm bảo cho nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc và kiểm soát được chất lượng của sản phẩm.
Tại sao phải chuẩn hóa dược liệu đầu vào ?
Giúp chủ động được nguồn dược liệu: Dược liệu trồng trong nước hiện nay mới cung cấp khoảng 25% còn lại 75% vẫn là nhập khẩu. Do sự lệ thuộc này, mà khó ổn định giá cả, khó tạo ra tiềm năng xuất khẩu. Đồng thời nguồn dược liệu được người dân thu hái rất thủ công, không đảm bảo được hàm lượng hoạt chất chữa bệnh. Nếu không có kế hoạch tổ chức nuôi trồng có quy mô lớn, không chuẩn hóa dược liệu thì ngay trong sản xuất thuốc từ thiên nhiên cũng khó chủ động.
Kiểm soát được chất lượng dược liệu: Việc kiểm tra chất lượng có tác động trực tiếp đối với sự an toàn và hiệu quả của các sản phẩm thảo dược. Chuẩn hóa dược liệu đầu vào có vao trò vô cùng quan trọng quyết định chất lượng của sản phẩm, tạo ra nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng. Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu mặc dù chỉ là bước đầu để đảm bảo chất lượng nhưng sự an toàn và hiệu quả của sản phẩm thảo dược phụ thuộc trực tiếp vào đó.
Góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội: Tạo điều kiện tốt nhất cho người dân xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân, phát triển kinh tế.
Vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO đầu tiên
Vùng dược liệu Trinh nữ Crila (Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh) một thứ mới của loài trinh nữ hoàng cung Việt Nam của Công ty cổ phần Dược Phẩm Thiên Dược là vùng trồng đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn GACP theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới.
Vùng trồng cây Trinh nữ Crila của Thiên Dược đạt chuẩn GACP-WHO
Để tạo ra vùng trồng nguyên liệu sản xuất thuốc Crila, Crila Forte và thực phẩm chức năng Crilin từ năm 1990 TS. DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã chọn giống từ cây hoang dại, dựa trên đặc tính di truyền riêng biệt (ADN) của cây Trinh nữ Crila (Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh.) và với sự tư vấn của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dược liệu như: GS.TSKH Đỗ Tất Lợi, PGS. TSKH Trần Công Khánh, PGS.TS Võ Văn Chi để định danh xác định đúng tên khoa học loài Crinum Latifolium L. có ở Việt Nam. Những cây giống đã lựa chọn là những cây khỏe, đạt hàm lượng hoạt chất sinh học và từ những cây giống đầu tiên tìm được năm 1990, bằng phương pháp nhân giống vô tính đã tạo ra vùng trồng 20ha tại Long Thành – Đồng Nai được thực hiện trồng, chăm sóc và thu hái dược liệu Trinh nữ Crila theo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).
Cây được trồng ở những vùng có khí hậu khô, nóng. Vị trí vùng trồng thuận lợi, cách xa đường giao thông lớn 1 km, không bị ô nhiễm bởi khu dân cư đông người, không gần các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa trang, có khí hậu đất trồng thích hợp với cây. Nước tưới đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01: 2009/BYT do Bộ Y tế ban hành. Tuyệt đối không sử dụng phân hóa học và chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt, thuốc trừ sâu, phải bắt sâu bằng tay hoặc diệt sâu bằng pheromon là chất tổng hợp có cấu trúc hóa học giống như chất chiết được từ sâu cái dùng làm mồi nhử đặt vào bẫy để bắt sâu đực ngăn chặn sâu cái thụ tinh đẻ trứng, sinh sản sâu con.
Công ty Thiên Dược đã nỗ lực từng bước xây dựng, hoàn thiện quy trình chọn, nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến. Nhằm phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất công ty đã xây dựng thêm vùng trồng cậy Trinh nữ Crila tại Hàm Tân - Bình Thuận, được Cục Quản Lý Y Dược Cổ Truyền - Bộ Y tế công nhận vùng trồng dược liệu Trinh nữ Crila đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Vì vậy chất lượng dược liệu Trinh nữ Crila luôn được bảo đảm có hoạt tính sinh học cao, ổn định, đáp ứng được các tiêu chí đưa ra để sản xuất thuốc Crila, Crila Forte và thực phẩm chức năng Crilin.