Từ xưa chưa có thuốc từ tổng hợp hóa
học, thần y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đã có nhiều bài thuốc chữa
bệnh cho nhân dân và các vua chúa thời phong kiến. Lịch sử kể lại rằng,
thiền sư Tuệ Tĩnh đã bị bắt sang Trung Quốc để phục vụ cho triều đình
nhà Minh chữa bệnh cho vua quan. Cây thuốc đóng một vai trò quan trọng
trong việc phục vụ sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế đất nước,
vì vậy cần có những chính sách về đất, nguồn giống, nguồn vốn, chính
sách thuế, đầu tư nghiên cứu khoa học, bảo vệ bản quyền tác giả, quyền
sở hữu trí tuệ của các công trình nghiên cứu từ dược liệu và cây dược
liệu là loài mới chỉ có ở Việt Nam là những nhân tố để quyết định sự
thành công trong cuộc cách mạng xanh phát triển dược liệu ở Việt Nam
a) Chính sách đất đai.
- Quy hoạch thành những khu đất
lớn để trồng dược liệu thích hợp với từng vùng đất để phát triển với
diện tích lớn hàng trăm, hàng ngàn hecta mới đủ nguyên liệu sản xuất
thuốc phục vụ sức khỏe nhân dân và xuất khẩu.
- Cần có quỹ đất để trồng dược
liệu và ưu tiên khu vực để phát triển dược liệu, bởi vì cây
làm thuốc khác hẳn với các cây rau ăn, cũng như các cây công
nghiệp khác là cần tạo ra hoạt chất sinh học chữa bệnh cho con
người.
- Cần có chính sách về đất rõ
ràng, kiên quyết, đất được cấp để trồng và nghiên cứu dược liệu
không được chuyển đổi mục đích sử dụng. Nếu chuyển đổi mục
đích sử dụng sẽ bị thu hồi.
- Khoanh vùng những vùng đất
thích hợp cho từng loại cây dược liệu để phát triển thành
những vùng dược liệu rộng lớn.
- Phải có chính sách về đất đai đủ mạnh để kích hoạt phong trào trồng dược liệu trong cả nước.
b) Nguồn giống
- Ưu tiên chọn những giống dược
liệu là giống bản địa, có tác dụng sinh học độc đáo và đặc trưng là
giống cây trồng mới của Việt Nam. Đối với những giống cây dược
liệu được di thực từ lâu đời đã được nhân dân trồng và sử dụng
làm thuốc và thực phẩm chức năng sẽ phát triển theo nhu cầu
thị trường bởi vì các nước khác cũng có giống đó nên khả năng cạnh
tranh kém. Ví dụ như cây Thanh hao hoa vàng của bà Đồ U U đã đạt giải
thưởng Nobel y học năm 2015 về hoạt chất Artemisinin chiết từ cây Thanh
hao hoa vàng để chữa bệnh sốt rét. Cây thuốc này là cây cũng có ở Trung
Quốc, với công nghệ chiết xuất của họ, giá bán trên thị trường chỉ bằng
2/3 giá bán Artemisinin trên thị trường Việt Nam. Vì vậy, nếu chỉ để sản
xuất chữa bệnh sốt rét trong nước thì chỉ nên trồng đủ nhu cầu, tránh
tình trạng dư thừa dược liệu, nông dân sẽ bị thất thu.
- Chọn giống đúng mới phát triển được dược liệu tốt, chất lượng cao.
- Khi phát triển dược liệu, cần xếp loại từng nhóm dược liệu cho từng loại bệnh Ví dụ:
+ Cây chữa bệnh ung bướu: Dừa cạn, Thông đỏ, Trinh nữ hoàng cung,…
+ Cây chữa bệnh tiêu hóa: Atiso,…
+ Cây chữa bệnh sốt rét: Thanh hao hoa vàng,…
+ Cây bổ dưỡng: Sâm Ngọc Linh,…
- Quy hoạch cho từng loại dược liệu ở
những vùng khác nhau, phù hợp với từng cây dược liệu để có đủ nguyên
liệu làm thuốc và xuất khẩu.
c) Nguồn vốn.
- Cần có chính sách cho vay vốn để phát triển dược liệu, không cần phải thế chấp tài sản như nhà ở
- Những nhiệm vụ khoa học công
nghệ cấp nhà nước, cấp Bộ cần phải có vốn đối ứng mà các
công ty phải thực hiện, các ngân hàng cần hỗ trợ cho vay với
lãi suất ưu đãi.
d) Đầu tư cho nghiên cứu khoa học.
- Tập trung nghiên cứu những hoạt
chất chính, mỗi một loại cây cần xác định dấu vân tay để nhận
biết trong quá trình thu mua nguyên liệu, sản xuất và kiểm tra
bảo vệ quyền tác giả.
- Đối với dược liệu, nghiên cứu khoa học phải định ra mùa thu hái để đảm bảo hoạt chất sinh học làm thuốc.
- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học
để tạo ra sản phẩm thuốc mới do những sản phẩm thuốc được
tạo ra từ công trình nghiên cứu khoa học có đầy đủ cơ sở khoa
học để chứng minh cho tác dụng sinh học của viên thuốc khi xuất
khẩu.
- Có chính sách ưu tiên cho các
sản phẩm tạo ra từ dược liệu được ưu tiên khi đấu thầu vào
các bệnh viện. Trồng và phát triển dược liệu phải kết hợp
với nghiên cứu nhu cầu của thị trường, không làm theo cảm tính,
vì sẽ gây mất cân đối, thừa ế dược liệu, ảnh hưởng đến
người nông dân.
- Xây dựng cho thương hiệu sản phẩm từ dược liệu Việt Nam
- Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Y
Tế cần đầu tư mạnh vào những công trình nghiên cứu về dược
liệu để tạo ra sản phẩm thuốc mới từ dược liệu Việt Nam
- Nhà nước tạo điều kiện cho việc xuất khẩu các loại thuốc từ dược liệu để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
e) Truyền thông quảng bá sản phẩm
Các phương tiện truyền thông của
nhà nước cần có những chương trình dành riêng cho dược liệu như
truyền hình, báo chí …để phát triển những sản phẩm thuốc,
thực phẩm chức năng từ dược liệu có tác dụng điều trị, hỗ
trợ điều trị bệnh tốt, để nhân dân được sử dụng những sản
phẩm tốt, có chất lượng cao.
f) Bảo vệ quyền tác giả giống cây trồng dược liệu
- Giống cây trồng dược liệu mới cần được bảo hộ nghiêm ngặt ở các cửa khẩu để không bị mất nguồn giống.
- Quyền tác giả giống cây trồng được tôn trọng và bảo vệ
- Các cơ quan quản lý thuốc, thực
phẩm chức năng của Bộ Y Tế cần phải tăng cường quản lý chặt
chẽ để bảo vệ uy tín và thương hiệu của sản phẩm đã được
thị trường tín nhiệm, tránh hàng giả, hàng nhái.
III. Kết luận
Chủ trương của Đảng và Chính phủ
là phát triển dược liệu, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chủ
trì hội nghị toàn quốc về dược liệu đó là một niềm vui lớn
cho ngành dược liệu Việt Nam, vì từ đây sẽ có những chính
sách đủ mạnh để giúp ngành dược liệu Việt Nam phát triển,
nhân dân có thuốc, Việt Nam tự lực được thuốc và có nhiều sản
phẩm thuốc mới xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp trong lĩnh
vực dược liệu phát triển, phục vụ sức khỏe nhân dân, đóng góp
vào sự phát triển của đất nước, góp phần làm cho môi trường
xanh sạch, đó là vấn đề lớn mà thế giới đang quan tâm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm
gian hàng của Doanh nghiệp tại Hội nghị toàn quốc về phát triển dược
liệu Việt Nam - Lào Cai, ngày 12/04/2017 (Ảnh: TTXVN)