U nang buồng trứng nào nguy hiểm và khó điều trị nhất

21/04/2018
U NANG BUỒNG TRỨNG

U nang buồng trứng gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em đang độ tuổi dậy thì và phụ nữ đã mãn kinh nhưng đối tượng chiếm cao nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Bệnh đã điều trị hết thì vẫn có khả năng tái phát lại nếu không có biện pháp phòng ngừa. Vì vậy, phụ nữ thường mắc bệnh này ít nhất 1 lần trong đời.

Vị trí u nang buồng trứng?
Nằm ở một bên buồng trứng trái hoặc phải hoặc cả hai bên buồng trứng.

Dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng?
Dấu hiệu bệnh thường không rõ ràng và dễ dàng bị bỏ qua, bệnh cứ âm thầm phát triển đến một lúc khối u bắt đầu lớn dần và gây ra các biến chứng nguy hiểm như xoắn u, vỡ u, nhiễm khuẩn u… lúc này triệu chứng mới bắt đầu rõ rệt.

Các dấu hiệu thường gặp
•    Chu kỳ kinh nguyệt không đều và đau trong chu kỳ kinh
•    Bụng dưới to bất thường gây khó chịu, tức bụng
•    Đau vùng chậu gây khó khăn cho đại tiện và tiểu tiện.
•    Cảm giác đau khi quan hệ tình dục
•    Khó thở, đôi khi buồn nôn, ói mửa.
•    Đau ngực

Các loại u nang buồng trứng?
U nang buồng trứng chia làm 2 loại: u nang cơ năng và u nang thực thể, cả 2 thường là u lành tính nhưng u nang thực thể khó điều trị và nguy hiểm hơn.

  • U nang cơ năng:
Là loại u không do bệnh lý gây ra, hình thành do rối loạn nội tiết trong cơ thể, chỉ tồn tại trong vài tháng rồi tự biến mất. Tuy nhiên khối u vẫn gây ra các biến chứng như vỡ u hoặc kèm chảy máu trong tử cung, xoắn u. Vì vậy, cần được phát hiện và điều trị sớm.
U nang cơ năng gồm: u nang noãn, u nang hoàng thể, u nang hoàng tuyến

  • U nang thực thể
Là khối u nguy hiểm hơn u nang cơ năng là loại do bệnh lý gây ra, hình thành từ các mô bất thường trên buồng trứng, không tự mất đi mà cần phải được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

 

U nang thực thể gồm:  u nang bì, u nang nước, u nang nhầy. Trong đó, u nang bì (còn được gọi là u quái) là khối u có cấu trúc như da, tóc, xương. Đặc biệt lưu ý u nang nhầy là loại u nguy hiểm nhất, có khả năng tái phát và biến chứng cao.

Ảnh hưởng của u nang buồng trứng?
Tùy vào kích thước, vị trí mọc, cơ địa của từng người mà khối u có những ảnh hưởng khác nhau. Với người có khối u nhỏ vài mm đã có những triệu chứng như đau bụng, rong kinh, rong huyết… Tuy nhiên cũng có trường hợp khối u lớn vẫn không hề có bất cứ triệu chứng nào và thường chỉ phát hiện bệnh khi siêu âm bệnh khác hoặc thăm khám tổng quát.

Khi đã phát hiện có u nang (đặc biệt là u thực thể) cần phải điều trị ngay để tránh khối u phát triển lớn hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

+ Xoắn u: thường xuất hiện khối u lớn và khối u bị di chuyển nhiều trong ổ bụng gây xoắn, thường xuất hiện khi đi tàu xe, hoạt động mạnh hoặc sau khi sinh.

+ Vỡ u: thường xuất hiện khối u cơ năng do vỏ nang mỏng dễ bị vỡ kéo theo dịch trong u chảy ra ngoài., gây nhiễm trùng khiến chức năng sinh sản bị ảnh hưởng

+ Chèn ép lên các cơ quan nội tạng: xuất hiện với các khối u đã phát triển lâu, kích thước lớn gây chèn ép lên các cơ quan khác: chèn ép bàng quang, niệu đạo, trực tràng, tĩnh mạch,... có thể gây đau mỏi lưng, mỏi chân, đi tiểu nhiều lần, gây táo bón, thận ứ nước,...

U nang buồng trứng nếu đươc phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh vẫn mang thai và sinh con bình thường. Nếu trong trường hợp đang mang thai mà có u nang bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn và theo dõi trong suốt thời kì mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.


CÁCH ĐIỀU TRỊ U NANG BUỒNG TRỨNG
Bên Tây Y:
Đối với các khối u có kích thước nhỏ, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân theo dõi định kì đồng thời kết hợp một số thuốc điều chỉnh nội tiết. Tuy nhiên, thuốc chỉ làm giảm kích thước mà không làm tiêu hoàn toàn khối u và không tránh khỏi các tác dụng phụ do thuốc gây ra, vì vậy, khi sử dụng phải theo sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Riêng các khối u lớn hoặc khối u đã chuyển qua biến chứng nguy hiểm thì phẫu thuật là phương pháp hiệu quả cho trường hợp này. Phẫu thuật gồm: mổ bóc tách khối u hoặc cắt bỏ buồng trứng. Bác sĩ sẽ tư vấn dựa trên kích thước, tình trạng sức khỏe và mong muốn của người bệnh.

+ Mổ bóc tách: thường thực hiện với phụ nữ chưa có con hoặc chưa đủ con, phương pháp này không ảnh hưởng chức năng sinh sản tuy nhiên có nguy cơ tái phát lại.

+ Cắt bỏ buồng trứng: thường thực hiện với phụ nữ đã đủ con hoặc phụ nữ đã mãn kinh. Với phương pháp này, phụ nữ không còn khả năng sinh sản (nếu cắt bỏ cả 2 bên), nguy cơ tái phát sẽ không còn. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người bệnh

Bên Đông Y:
Ngày nay, với sự phát triển của Y học cổ truyền, nhiều sản phẩm với thành phần hoàn toàn từ dược liệu được tạo ra để điều trị bệnh u nang buồng trứng. Các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên như Trinh nữ hoàng cung đã được nghiên cứu và chứng minh có thể ức chế sự hình thành và phát triển khối u, không có tác dụng phụ và không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Việc dùng thuốc tác động trực tiếp vào khối u thì mới có thể trị dứt điểm được căn nguyên bệnh và làm tiêu giảm khối u.

Để phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng nói riêng hay bệnh về khối u nói chung, phụ nữ cần kiểm tra định kỳ 3 tháng 1 lần để sớm phát hiện bệnh và có phương án điều trị kịp thời. Ngoài ra, khi mắc bệnh, người bệnh không nên chủ quan mà cần phải theo dõi vì có khả năng u nang buồng trứng sẽ phát triển nhanh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nguy hiểm hơn là u nang buồng trứng có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là ung thư.


Thực phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh