Bất ngờ với tác dụng Rau Sam điều trị bệnh trĩ

23/11/2021

Như ta đã biết “con đường bế tắc của thuốc hóa dược hiện đại và con đường xanh tươi đầy triển vọng của thuốc dân tộc với các hợp chất tự nhiên chiết xuất từ đó”, điều này chứng tỏ rằng ngày nay nhu cầu người dân đang muốn quay trở lại sử dụng cây cỏ thiên nhiên để hỗ trợ chữa bệnh ngày càng nhiều vì hiệu quả điều trị cao và an toàn với người bệnh. Minh chứng như Rau sam là một loại rau mọc hoang khá phổ biến trong dân gian, đây là một trong những cây thuốc được sử dụng nhiều nhất hỗ trợ chữa nhiều bệnh trong đó có bệnh trĩ, một căn bệnh phổ biến, chiếm tỷ lệ từ 35-45% dân số và tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngày càng tăng.
Đặc điểm cây Rau sam

Cây rau sam có tên khoa học là (Portulaca oleracea L.) thuộc họ rau sam Portulacaceae. Cây thảo mọc bò có thân mọc màu đỏ tím nhạt. Lá dày bóng, hình bầu dục, không cuống, giống hình răng con ngựa. Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành và ngọn thân. Quả nang hình cầu, mở bằng một nắp (quả hộp) chứa nhiều hạt đen bóng.


Cây rau sam (Portulaca oleracea L.)

Thành phần hóa học
Cây rau sam có một số hoạt chất sau: glycozid, saponin, chất nhầy, acid hữu cơ, các muối cali, các vitamin A, B, B2, C, PP và men ureaza.
Ở một số vùng thổ nhưỡng, rau sam tích lũy nitrat, chất này có thể tiêu thụ ở mức độ vừa phải, các sắc tố ở rau sam là betacyanidin đã được acetyl hóa. Rau sam chứa 3-6,49% carbohydrat, 0,5% lipid, 1,4-1,8% protein, 85 mg % Ca, 56 mg % P, 1-5mg % Fe, 26 mg % vitamin C, 0,32 mg % caroten, 0,03mg % vitamin B1, 0,11 mg % vitamin B2 và 0,7mg % PP.
Tác dụng dược lý cây Rau Sam
Theo y học cổ truyền cây có vị chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tán huyết, sát trùng, hoạt trường. Thường được dùng chữa huyết nhiệt, đái ra máu, ho ra máu, ung nhọt, lở ngứa, đại tiện táo bón, kiết lị ra máu, ho gà. Còn dùng trị giun kim, giun đũa. Ngoài ra Rau sam có tác dụng làm co mạch, ức chế vi trùng lỵ, thương hàn, vi trùng gây bệnh ngoài da và bệnh lao.
Lợi tiểu và chống choáng, tác dụng đối với lỵ, trực khuẩn, cấp tính, ho lâu ngày, chữa mụn nhọt, sưng đau. Cao nước rau sam làm giảm đáng kể trương lực cơ ở bệnh nhân ở chứng co cơ, ở một số bệnh nhân co cơ cứng, cơ gấp hoặc duỗi, đã nhận thấy giảm 50% trên cơ điện đồ. Cao rau sam ức chế áp lực co giật cơ do kích thích điện gián tiếp qua dây thần kinh hoành trên nửa cơ hoành.
Tác dụng chữa bệnh trĩ cây Rau sam
Quá trình nghiên cứu của TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm và các cộng sự thực hiện từ năm 2001 cho đến nay từ thực vật học, thành phần hóa học, tác dụng sinh học, chiết xuất, bào chế và thử nghiệm lâm sàng. TS. Trâm đã chiết xuất được 5 phân đoạn cao rau sam và đưa thử tác dụng dược lý trên các mô hình (cơ trơn thành mạch, trương lực và nhu động ruột, quá trình đông - cầm máu, trên huyết áp, và khả năng giảm đau, chống viên, kháng khuẩn). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong đó có một phân đoạn đạt điểm cao nhất 13 điểm, phân đoạn này có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị bệnh trĩ, do đó được Bộ Y Tế đề nghị tiếp tục thực hiện nghiên cứu trong đề tài này. Nội dung nghiên cứu dược lý của đề tài được thực hiện tại Bộ Môn Dược Lý Trường Đại Học Y Hà Nội do PGS. TS Vũ Thị Ngọc Thanh thực hiện dưới sự cố vấn của PGS. TS Đào Văn Phan.
TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã được cấp bằng độc quyền sáng chế số 18740 “Quy trình sản xuất hỗn hợp flavonoit từ cây Dền gai (Amaranthus spinosus L.), và cây Rau sam (Portulaca oleracea L.) có tác dụng co mạch và cầm máu, và thuốc dùng để điều trị bệnh trĩ và bệnh suy giãn tĩnh mạch chứa hỗn hợp này”, và đồng thời TS Trâm cũng đã được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng cho cây Rau sam THS (Portulaca oleracea L.) số 34.VN.2018.
Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh trĩ
Để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh trĩ người bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ tái phát như:
Uống nhiều nước lọc mỗi ngày, nên uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước/ngày
Tăng cường bổ sung chất xơ, chất sắt, vitamin B3 và một số loại vitamin, dưỡng chất khác có trong rau củ quả, trái cây tươi
Tránh sử dụng thức ăn cay nóng, thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ
Tập thể dục mỗi ngày, không nên ngồi lâu một chỗ mà phải đứng lên di chuyển. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên các búi trĩ và tĩnh mạch, ngăn ngừa bệnh phát triển theo chiều hướng xấu
Cần đi đại tiện đều đặn mỗi ngày, không được nhịn. Đồng thời luyện tập thói quen đi đại tiện vào một thời gian cụ thể trong ngày
Cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn dẫn đến bội nhiễm