Cái duyên "Gặp thầy gặp thuốc"

14/11/2012

*** Câu chuyện của nữ nhà báo từng phỏng vấn tiến sỹ Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Khi tuổi còn trẻ, người ta ít lo nghĩ đến vấn đề sức khỏe và sống thật là phơi phới vui tươi.  Tuy nhiên, vốn thích tìm hiểu cuộc sống muôn màu, tôi thường tìm đọc trên mạng mọi thông tin liên quan đến cuộc sống, qua đó tôi hiểu rằng mọi người nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để có những xét nghiệm, những thăm dò cần làm phát hiện sớm những bệnh lý giúp người đi khám bệnh giữ gìn sức khỏe tốt hơn.  Lý thuyết là vậy nhưng tự dưng lò mò đi khám trong khi không thấy biểu hiện gì của bệnh tật thì dứt khoát không phải là thói quen của tôi. Và chắc là của không ít bạn đọc của Tạp chí Dược & Mỹ Phẩm nữa.

Cho đến một ngày, tôi nhớ như in, mùa hè năm 2005, đang nằm nghỉ, tự dưng tôi thấy bụng dưới hơi nhoi nhói đau như có một sợi dây trong cơ bị ai cầm giật giật.  Đã định trong đầu là phải đi khám tổng quát 1 lần theo những lời khuyên sách vở nên sáng hôm sau tôi đi siêu âm bụng xem có vấn đề gì không, trong lòng vẫn rất bình tâm vì từ trước giờ tôi chỉ thường bị nhức đầu sổ mũi, đi khám chỉ để khẳng định mình chằng có bệnh mà thôi.  Sau khi đọc kết quả siêu âm kết luận của bác sỹ khiến tôi lạnh người: “Cô có một khối u ở tử cung và một buồng trứng, có lẽ phải cắt một bên buồng trứng, nếu cô đồng ý thì sáng mai làm sinh thiết để mổ sớm sẽ tốt hơn, cô quyết định đi nhé”.

Hẳn mọi người cũng đoán tôi bị shock cỡ nào! Trong đầu tôi thì chuyện mổ xẻ là vô cùng nghiêm trọng, tôi lại chưa chồng, chưa con, cắt một bên buồng trứng thì tôi có bị thay đổi tính nết không? Có biến thái thành đàn ông không?….  

Lần đầu tiên trong đời tôi thấy đúng là sao quả tạ đang chiếu trên đầu mình, không muốn gia đình lo lắng nhưng lại buồn muốn khóc, tôi phải tìm đến đám bạn bè để tỉ tê.  Một chị bạn khuyên rằng cần phải xét nghiệm vài bác sĩ giỏi khác rồi hãy quyết định. Thế là chị xăng xái hộ tống tôi đến một phòng khám của một bác sĩ khoa sản tiếng tăm, sau khi hỏi han bệnh tình và chu kỳ kinh nguyệt của tôi, bác sĩ khuyên tôi đi siêu âm lại và sau khi đọc kết quả bác sĩ cho biết tôi chỉ bị 1 cái nhân xơ tử cung nhỏ, nếu nó không “quậy phá” gì thì hãy cứ sống hòa bình với nó bởi nó là u lành, còn “cái”  trong buồng trứng mà vị bác sĩ trước đã “đọc” là u chẳng qua chỉ là một cái trứng sắp rụng.  Cẩn thận tôi đi khám thêm 2 bác sĩ khác và cũng được kết quả tương tự.

Cuộc sống lại êm đềm trôi cho đến một ngày tôi bị rong kinh, theo lời khuyên của một lương y tôi mua cỏ mực nấu nước uống, cầm máu hiệu quả.  Tuy nhiên do cảnh giác tôi vẫn đi siêu âm mỗi năm một lần để xem khối u phát triển ra sao. Nó có to dần nhưng chưa làm tôi đau, trao đổi với bạn bè thì một số người cũng bị như vậy nên tôi cũng không lo lắm nhưng luôn canh cánh trong lòng một sự lo âu khó chịu.  Tình cảm “bầy đàn” dâng lên khi phát hiện cũng nhiều người bị như mình và họ cũng đều “sống chung với lũ, sống hòa bình với u xơ”.  Để chữa trị, bác sĩ chích cho tôi mũi thuốc gì đó (nghe nói là progesteron) làm mất kinh tạm thời trong sáu tháng, rồi lại chích tiếp 1 mũi sáu tháng nữa….

Mấy tháng trôi qua, tôi lại bị rong kinh, cỏ mực cũng không giúp được tôi, bác sĩ lại chích thuốc và máu thì ngừng chảy…. Tôi lại sống trong lo lắng khi biết 2 cô bạn (cả 2 người không hề nhận được tín hiệu gì từ “u xơ” lại phải bất ngờ đi mổ và cắt một phần tử cung vì u đã phát triển quá to khiến họ mất máu, xanh xao, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, tiết niệu.  Sau phẫu thuật hai người bạn lại tiếp tục cuộc sống bình thường vì họ đã yên bề gia thất, con cái đề huề.  Tiếp tục tìm hiểu, tôi được biết nhiều người sau khi bóc tách nhân sơ này lại tiếp tục mọc thêm nhiều nhân sơ khác do họ còn giữ lại tử cung vì muốn sinh con.  Năm 2011 kết quả siêu âm cho biết cái u của tôi đang ở kích cỡ khá to (50mm x54mm x 58mm). Bác sĩ hỏi “có muốn mổ không?  “tôi đã từng nghĩ “mổ quách nó đi để khỏi phải bận tâm, chưa có con thì có nên giữ lại tử cung không nhỉ? Nhà neo đơn quá, ai chăm sóc mình khi nằm bệnh viện?” rồi tự an ủi “ mổ nội soi chắc chẳng đau lắm đây!  chi phí là bao nhiêu? Lại tốn kém lắm đây….”  Suy nghĩ mông lung trong đầu, lại tìm đến những người bạn để tâm sự dù biết rằng bạn cũng chẳng hiểu biết hơn mình bao nhiêu. 

Tháng 8/2011, tạp chí Dược & Mỹ phẩm cử tôi đi phỏng vấn tiến sỹ Nguyễn Thị Ngọc Trâm–  nhà khoa học nữ đã bỏ ra 15 năm tâm huyết để bào chế sản phẩm sản phẩm thuốc 100% được chiết xuất từ lá cây trinh nữ hoàng cung, là viên thuốc đầu tiên trên thế giới điều trị u xơ tử cung.  Sản phẩm từ cụm công trình nghiên cứu về cây trinh nữ hoàng Việt Nam vừa được Chủ tịch nước ký quyết định ngày 20/01/2012 trao tặng giải thưởng Nhà nước về KHCN năm 2010. Thật trùng hợp, sau đó  đơn thuốc mà bác sỹ kê toa điều trị căn bệnh u xơ tử cung cho tôi cũng có tên loại thuốc này. Mang hy vọng không phải phẫu thuật thì tôi mùng lắm,  thôi thì đành: “có bệnh thì phải vái tứ phương”, bỏ ra ngoài ba tháng thử nghiệm nếu không đỡ thì đi mổ cũng chưa muộn.

 Sau 3 tháng, tôi đi siêu âm lại, kích cỡ khối u của tôi đã thu nhỏ được 10mm.  Thừa thắng xông lên, tôi lại tới để được tư vấn tiếp và sau khi cung cấp kết quả siêu âm hiện tại cho TS. Trâm, tôi có được hướng dẫn mới cho thời gian hai tháng tiếp theo. Tôi sẽ tiếp tục uống thuốc đều đặn với hy vọng kích thước khối u xơ tử cung của tôi sẽ tiếp tục giảm xuống. Dù bận nhiều công việc  nghiên cứu khoa hoc, hội nghị, hội thảo, điều hành kinh doanh nhưng bất cứ bệnh nhân nào đến nhờ tư vấn đều  được TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm ôn tồn giải thích và cho những lời khuyên hữu ích. Bệnh nhân ở xa điện thoại hỏi han cũng đều được giải đáp ổn thỏa tận tình.

Tú Lan